Cô yêu Nguyên có lẽ vì anh hợp với anh trai cô. Khi cả ba ngồi
với nhau, hai người họ nói chuyện toàn bê tông cốt thép- những thứ mà cô chẳng
biết mô tê gì, nhưng cô luôn cảm giác thân quen như gia đình.
Nguyên thường véo má cô bảo “anh yêu em vì chỉ em mới có thể
làm anh cười vui như thế này”.
Tình yêu của họ cũng yên bình như cái cảm giác cả hai gieo
vào lòng nhau, những buổi chiều đạp xe dạo quanh bờ biển, những cuối tuần rủ
nhau đi tìm anh cô, mùa tháng Tư anh đèo cô đi dưới trời rợp pháo hoa... Anh cô
thường đùa “Thằng Nguyên xấu số vớ phải mi”. Đổi lại anh ta cũng rất ra vẻ người
lớn khi dặn dò Nguyên “Con bé ta hắn còn con nít, hắn mà bướng mi phải nhường nó”.
Nguyên lặp lại bộ mặt nghiêm nghị của ông anh trai rồi cả hai hả miệng cười ngất.
.
.
.
.
Họ chia tay nhau trong sự ngỡ ngàng của ông anh trai, không dằn vặt, không níu kéo, Nguyên bảo anh luôn trọng quyết định của cô. Anh hỏi lý do và cô cười nhẹ nửa như đùa, vì chuyện đôi giày anh à!
Anh ta cười ngặt ngẽo: “cô bé con ơi, em đúng là đồ trẻ con. Chỉ vì đôi giày bẩn, em ngồi đợi anh thêm có chút xíu mà em đòi chia tay ư?”
Bà cụ già lụ khụ ăn trầu rồi lỡ nhả nước trầu lên đôi giày mới cậu cháu trai đặt ở góc nhà. Cậu ta xỏ giày vào hậm hực trợn mắt quát, bà run rẫy rút luôn cái khăn vẫn dùng lau miệng cúi xuống. “Nội lập nhập không thấy đường, để nội lau…”
Ngày còn yêu nhau, Nguyên thường bảo sao anh chẳng hiểu hết cô. Có lẽ, anh chẳng thể hiểu tại sao cô đột ngột bỏ về không đi xem bộ film mà cô phải chờ đợi cả tháng để được xem cùng anh.